Tại Berlin thủ đô nước Đức, một khu vườn
nghệ thuật đã được tạo ra. Các loài thực vật của hai miền Nam–Bắc Hàn,
vùng đất bị chia cắt cuối cùng trên Trái Đất, cùng xuất hiện nơi đây.
Khu vườn “Das dritte Land” (Thiên nhiên thứ ba) trong khuôn viên phức
hợp nghệ thuật Kulturforum cạnh quảng trường Potsdamer Platz được khai
trương vào ngày 23 tháng 5 năm 2019 nhân kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường
Berlin sụp đổ là không gian vô cùng ý nghĩa, nơi Đức và hai miền Nam–Bắc
Hàn có thể sẻ chia nỗi đau chia cắt cũng như tầm quan trọng của việc
thống nhất đất nước.
Khu vườn nghệ thuật xây dựng gần Bức
tường Berlin sụp đổ được phỏng theo hình dáng dãy núi Baekdu Daegan
(Bạch Đầu Đại Cán) lấy cảm hứng từ bức họa “Inwang jesaekdo” (Nhân Vương
tễ sắc đồ), nghĩa là “Núi Inwang sau cơn mưa” của họa sĩ thời Joseon
Jeongseon (Trịnh Thiện, hiệu là Khiêm Trai, 1676–1759). Sương mù dày đặc
dường như đang bốc lên từ dãy Baekdu Daegan thu nhỏ làm từ đá bazan và
đất, tạo ra bầu không khí đầy mộng ảo. Baekdu Daegan là xương sống của
bán đảo Hàn, trục chính kết nối Bắc–Nam, đồng thời cũng là khu dự trữ đa
dạng sinh học tạo thành trục cốt lõi của hệ sinh thái tự nhiên. Bắt
nguồn từ ngọn núi Baekdu ở biên giới phía Bắc bán đảo Hàn, trải dài qua
núi Kumgang (Kim Cương) và núi Seorak (Tuyết Nhạc), rồi chạy qua núi
Jiri (Trí Dị) hướng về bờ biển phía Nam Hàn Quốc, dãy Baekdu Daegan có
giá trị quý giá không chỉ trên phương diện sinh thái học mà cả phương
diện nhân văn và xã hội học.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Tính đồng nhất trong văn hóa và cảm xúc
Giám tuyển Kim Geum-hwa điều hành một
công ty tổ chức độc lập về nghệ thuật hiện đại ở Berlin, hiện bà đang
giúp đỡ cho những nghệ sĩ, phòng trưng bày cũng như dự án triển lãm nghệ
thuật của các công ty Hàn Quốc và Đức. Nghệ sĩ Han Seok-hyun đã đi sâu
vào sự kết hợp mở rộng giữa nghệ thuật hiện đại và thực hành sinh thái
học. Ông đang hoạt động qua lại giữa Berlin và Seoul. Trong khi đó, nghệ
sĩ Kim Seung-hwoe chú tâm đến những biến đổi xã hội, kiến trúc đô thị
và sinh thái xảy ra tại khu vực Bức tường Berlin khi Berlin bị chia cắt
và sau khi thống nhất. Ông lấy nghệ thuật công cộng (Public art) cho
phép giao tiếp giữa nghệ thuật và phong cảnh làm nền tảng.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Hai nghệ sĩ đã xây dựng một bản sao dãy
núi Baekdu Daegan bằng đá bazan và đất,
có lắp đặt hệ thống phun sương tạo sương
mù nhằm tái hiện hình ảnh của dãy núi - nơi
người Hàn xem là xương sống của lãnh thổ
bán đảo. © Keum Art Projects
“Khi chúng tôi nói muốn
trồng hoa Triều Tiên
trong khu vườn này,
ai cũng bảo việc đấy
không thể thực hiện.
Nhưng tôi nghĩ phải
chăng điều người nghệ
sĩ có thể làm là chắp
cánh cho trí tưởng tượng
của du khách bằng cách
biến những điều không
thể thành có thể.”
Cảnh quan đậm chất tranh thủy mặc
Lần đầu tiên Han Seok-hyun thai
nghén ý tưởng khu vườn nghệ thuật là khi lưu trú trong nhà trưng bày
nghệ thuật Künstlerhaus Bethanien ở Berlin với tư cách một nghệ sĩ
thường trú vào năm 2016.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Ý tưởng và hiện thực
Tuy nhiên, ý tưởng này của các nghệ
sĩ phải đối mặt với hiện thực khách quan của sự chia cắt khi dự án đang
được tiến hành. Phía Triều Tiên rất thiện chí và hợp tác trong giai đoạn
đầu của dự án đã quay lại thái độ thụ động sau khi Hội nghị thượng đỉnh
Mỹ–Triều tại Hà Nội hồi tháng 2 năm 2019 không thành.
Kết quả là, trong khu vườn nghệ thuật hiện tại, chỉ trồng được 1.500 cây
thuộc 45 giống, chiếm khoảng một nửa trong số 3.000 cây thuộc 60 giống
cây của hai miền Nam–Bắc được các nghệ sĩ lựa chọn ban đầu. Đó là vì các
loài thực vật dự kiến mang từ Triều Tiên sang đã không được chuyển đến
do quan hệ Hàn Quốc–Triều Tiên rơi vào trạng thái đóng băng. Do đó,
những loài hoa dại vốn có nguồn gốc bản địa từ dãy núi Baekdu Daegan ở
phía Triều Tiên đã được mang đến từ Vườn ươm Quốc gia Baekdu Daegan
thuộc huyện Bonghwa-gun, tỉnh Gyeongsangbuk-do để xoa dịu đi sự tiếc
nuối. Thời gian vẫn còn nên nhà giám tuyển và hai nghệ sĩ đang tìm cách
nhập cây trồng trực tiếp từ Triều Tiên. Họ đang liên lạc với Vườn bách
thảo Berlin trực thuộc Đại học Tự do Berlin, Vườn ươm Quốc gia Hàn Quốc,
Vườn bách thảo Trung ương Joseon của Triều Tiên.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Hỗ trợ từ chính quyền Đức
Những sự kiện tổ chức trong thời gian mở
cửa lần thứ nhất (từ ngày 23 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 2019) đã
khuấy động bầu không khí nơi đây. Jo Sumi, ca sĩ opera giọng nữ cao nổi
tiếng thế giới, người biểu diễn trong ngày khai mạc, đã nói: “Tôi muốn
ủng hộ khu vườn nghệ thuật nguyện cầu cho hòa bình và trao đổi giữa hai
miền Nam–Bắc Hàn này tại Berlin, biểu tượng của sự chia cắt và thống
nhất nước Đức”. Cũng trong lễ khai mạc hôm ấy, nghệ sĩ đàn tranh
gayageum Ju Bo-ra đã diễn tấu chung với nghệ sĩ nhạc cụ gõ hợp nhất
handpan Jin Sung-eun.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Kim Hak-soon
Nhà báo, Giáo sư thỉnh giảng Khoa Truyền thông, Đại học Korea
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Nguồn: Tạp chí Koreana - Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa Xuân 2020 (vol 7, no.1) phiên bản tiếng Việt (xem bản đầy đủ tại đây)
*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ
trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn
văn bài viết.