Tìm kiếm
E-mail
Mật khẩu
Câu hỏi khảo sát
Bạn có thích tiếng Hàn Quốc không
Rất thích
Không thích
Bình thường

Nghiên cứu > Văn hóa Hàn Quốc
CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT Duyên nợ 40 năm với sách cũ
15/12/2019 GMT+7

CHÂN DUNG THƯỜNG NHẬT

Duyên nợ 40 năm với sách cũ


Trong thế giới nơi thông tin và kiến thức được truyền tải trên Internet hoặc SNS (mạng xã hội) nhiều hơn trên sách, có những người chất đống sách cũ trong cửa hàng chật như nêm và chờ đợi khách hàng. Jeong Byung-ho, chủ một hiệu sách cũ bước sang năm thứ 40 hoạt động ở Seoul, nói rằng nếu con trai ông chịu tiếp quản hiệu sách thì 10 năm sau ông muốn sống cùng hội họa.

Jeong Byung-ho kiểm tra sách tại tiệm sách Seomun, cửa hàng sách cũ mà ông đã mở cửa trong 40 năm qua ở khu chợ Pyeonghwa, ngay trung tâm thành phố Seoul.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Đã từng có khoảng 200 đến 300 hiệu sách cũ ở chợ Pyeonghwa, nhưng đến nay chỉ còn hơn 20.

Môi trường đọc đã thay đổi
Hàn Quốc là xã hội số hóa nhanh nhất thế giới. Tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh là 95%, cao nhất thế giới và hầu như mọi người đều sở hữu một chiếc điện thoại di động. Xưa kia, có rất nhiều học sinh tiểu học mơ ước trở thành giáo viên, nhưng bây giờ có nhiều em ước mơ là Youtuber hơn. Có lẽ thật tự nhiên khi thấy ngày càng ít độc giả giữa sự thay đổi này.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

“Vào giữa những năm 1990, bạn bè mời gọi tôi tham gia kinh doanh thép tấm. Họ bảo lợi nhuận trong một tháng khi kinh doanh thép tấm gần bằng lợi nhận một năm bán sách. Nhưng sau khi xem xét cẩn thận, tôi đi đến kết luận “Mình không biết gì về thép tấm và cũng không thích nó, nhưng sách thì lại thích. Vì vậy, mình cứ sống và làm theo những gì mình thích.”

Với diện tích sàn khoảng 20 m2 gồm ba tầng, hiệu sách Seomun chật như nêm, cả trong lẫn ngoài toàn là sách với sách.

Tình yêu lâu năm dành cho hội họa
Sau đó, Byung-ho toàn tâm toàn ý dành cho hiệu sách mà không bao giờ phải bận tâm về bất cứ điều gì khác. Vài năm sau, cố gắng thoát khỏi tình hình kinh doanh ế ẩm, ông đã thêm dòng chữ “Sách chuyên về thiết kế và đồ nội thất” trên bảng hiệu tiệm sách. Lý do là vì thường ngày ông quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật đến độ có cả kho sách nghệ thuật, vả lại dường như sự quan tâm xã hội dành cho lĩnh vực đó cũng đang lớn dần lên. Nhưng dạo này, trong số những cuốn sách cửa hàng ông đã bán thì tỷ trọng sách phổ thông nhiều hơn nhiều. Mặc dù vậy, ông vẫn thích những quyển sách nghệ thuật và tranh vẽ.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Cuộc sống thường nhật với những quyển sách
Jeong Byung-ho thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày và đến nhà thờ Dobongsan gần nhà để dự Thánh lễ sáng sớm. Sau 7 giờ một chút, ông về nhà ăn sáng và rời nhà vào khoảng 9 giờ. Chi phí đỗ xe gần Cheonggyecheon cao nên ông đi làm bằng xe buýt hoặc tàu điện ngầm. Một vài lần trong tuần, ông ghé ngang qua các hiệu sách cũ nằm trên con phố đồ cổ gần phía Dongmyo để mua sách cũng như trò chuyện với các chủ hiệu sách. Ở đó có ba tiệm sách cũ.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Trung tâm sách cũ Seoul, nằm gần ga Jamsillaru, được chính quyền thành phố Seoul thành lập để khuyến khích văn hóa đọc. Seomun chiếm một gian hàng ở đấy trong không gian dành cho các hiệu sách cũ.

Làm việc vì yêu thích

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Ông bảo con người ai cũng giống như một quyển sách. Nếu vậy, Byeong-ho là một tuyển tập các bức tranh thủy mặc tao nhã. Tôi chưa gặp con trai ông, nhưng dường như cậu ấy trông giống bố. Liệu 10 năm sau tôi có thể gặp lại ông Byung-ho đang vẽ tranh và người chủ mới của tiệm sách Seomun là con trai của ông hay không nhỉ? Giống như nhà sách Strand đã và đang tồn tại cùng thành phố New York qua ba thế hệ trong 92 năm, tôi mong sao hiệu sách Seomun cũng sẽ có lúc kỷ niệm 92 năm thành lập, bên cạnh bờ suối Cheonggyecheon.


Kim Heung-sook Nhà thơ
Ahn Hong-beom Ảnh.
Nguyễn Trung Hiệp Dịch.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*


Nguồn: Tạp chí Koreana - Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa Thu 2019 (vol 6, no.3) phiên bản tiếng Việt (xem bản đầy đủ tại đây)

*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn văn bài viết.




Khoa Hàn Quốc học - Faculty of Korean Studies - 한국학부
In bài này
Gửi thư hỏi đáp
Trở về 
*Ý kiến bạn đọc:
Các tin mới
Các tin khác
Nghiên cứu