Hằng năm, mỗi khi đến dịp Trung Thu, nhiều người tặng lê làm quà
cho nhau. Ánh lên sắc vàng khiến người ta liên tưởng cảnh sắc mùa thu lá
rơi, những quả lê to chín mọng vừa là một trong những thức quả người
Hàn Quốc yêu chuộng, vừa là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong nấu
ăn, và còn là dược liệu được tận dụng trong nhiều liệu pháp y học dân
tộc truyền thống. Gần đây, lê được chú ý đến như một nguyên liệu có thể
thay thế vi hạt nhựa.
Lê, loại quả nghĩ đến là thấy thanh mát. Cầm quả lê to chín mọng
vàng ươm, chỉ cần ngửi hương đã thấy mát và ngọt lịm. Không như ở phương
Tây, lê thường được bán khi quả còn xanh, tại Hàn Quốc, lê được bán lúc
chín mọng nên có thể ăn liền khi về đến nhà.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Trái cây sắc trắng của họ hoa Hồng
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Không giống như phương Tây, loại táo và lê chủ yếu ở Hàn Quốc có hình
dạng tương tự nhau. Do đó, lê ở châu Á còn được gọi là “lê táo”. Thông
thường, ngoài điểm lê to hơn táo, lê có màu nâu nhạt ánh vàng, khác với
màu đỏ hoặc xanh của táo, lê và táo đều tròn tròn không mấy khác biệt
nhau về hình dạng. Trên thực tế, táo và lê có quan hệ họ hàng gần thuộc
họ hoa hồng. Chúng là trái cây thuộc họ táo tây (pome), quả được tạo
thành do đài hoa phình to tạo thành, có nguồn gốc từ lục địa Á-Âu. Nhưng
chỉ cần chúng ta cắn thử một miếng là có thể phân biệt táo và lê nhờ
kết cấu của chúng. Trong cấu trúc của táo, không khí chiếm một phần tư
thể tích tạo cảm giác hơi giòn. Đối với lê, ngay khi cắn là nước ứa ra.
Lê, một trong những loại trái cây yêu thích của người Hàn Quốc,
dùng như món tráng miệng và cũng thường được sử dụng làm nguyên liệu
trong nấu ăn. Lê được sử dụng rộng rãi trong các phương thuốc dân gian
truyền thống giúp giảm ho, chữa chứng say rượu và giảm táo bón.
Đồ trang trí gia tăng hương vị món ăn
Ở Hàn Quốc, lê thường được sử dụng để nấu ăn. Lê có chứa men phân
giải chất đạm, dùng làm mềm thịt khi ướp gia vị món thịt bò xào hay món
sườn. Ngoài ra, lê giòn và có vị ngọt nên cũng được ăn kèm với món gỏi
thịt bò sống.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Hương thơm đậm đà của loài lê dại
Trong quá khứ, nếu cứ để vậy ăn, lê có phần ram ráp và vị chua. Từ
điển bách khoa toàn thư đời sống gia đình thời kì Joseon “Khuê Hợp Tùng
Thư 閨閤叢書” (1809) giới thiệu cách đặc chế món hương tuyết cao
(hyangseolgo - kem tuyết hương vị) được làm từ lê như sau:
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Nước lê nấu (baesuk) cũng là món tương tự hương tuyết cao. Lê cắt miếng,
dùng đũa tạo các lỗ, ấn hạt tiêu vào, nấu cùng gừng và mật ong. Trong
các món ăn này, các trái lê dại được dùng có kích cỡ nhỏ, cứng, vị rất
chua và ít ngọt. Theo tiêu chuẩn hiện tại, lê dại có thể gọi là lê đá.
Lê dại phương Tây hay châu Á đều thuộc giống lê đá, quả rắn chắc. Kết
cấu thịt quả ram ráp như hạt cát là do các tế bào đá (hay còn gọi là
thạch bào) chứa nhiều cellulose và lignin.
Lê được dọn ăn cùng món thịt bò sống (tartare) hay còn gọi là yukhoe, vì kết cấu giòn và hương vị ngọt ngào của nó.
Lê có chứa men phân giải chất đạm, được sử dụng làm mềm thịt khi
ướp gia vị món thịt bò xào (bulgogi) hay món sườn. Ngoài ra, lê giòn và
có vị ngọt nên cũng được ăn kèm với món gỏi thịt bò sống (yukhoe).
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Lê Thái sợi được sử dụng để trang trí nhiều món ăn khác nhau, trong đó có mì lạnh.
Baesuk, một thức uống từ lê có nguồn gốc ẩm thực cung đình, được
làm bằng cách ấn hạt tiêu đen vào miếng lê sau đó đun với gừng thái lát
và mật ong. Đây là một phương thuốc chữa ho, và có thể làm lạnh trước
khi uống.Món bánh cơm bí được chế biến theo cách hấp cơm trộn với bí
già, đường và muối.
Nguyên liệu thay thế vi hạt nhựa
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu sử dụng trái lê thay thế vi
hạt nhựa đang được tiến hành tích cực tại Hàn Quốc. Trong quá khứ, các
nhà lai tạo tốn nhiều công sức giảm số lượng thạch bào thô ráp trong lê
để tạo cảm giác mềm khi ăn. Ngày nay, người ta đang nghiên cứu tận dụng
các tế bào đá của quả lê để thay thế vi hạt nhựa trong mĩ phẩm và kem
đánh răng.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Jeong Jae-hoon
Dược sĩ, Phóng viên ẩm thực
Mai Kim Chi
Dịch.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Nguồn: Tạp chí Koreana - Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa Thu 2019 (vol 6, no.3) phiên bản tiếng Việt (xem bản đầy đủ tại đây)
*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ
trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn
văn bài viết.