Điệu múa hình tượng hóa động tác chim
hạc (hakchum) của vùng Dongnae, Busan là một trong những điệu múa dân
gian hàm chứa nhiều cốt cách thanh tao của Nho sĩ. Không có tài liệu ghi
chép nào đề cập đến nguồn gốc hay thời gian ra đời của hakchum, tuy vậy
điệu múa này được phỏngđoán là hình thức biến thể và phát triển từ các
điệu múa được lưu truyền lại. Múa hạc Dongnae đã được công nhận là Di
sản Văn hóa phi vật thể số 3 của thành phố Busan, với đặc trưng là tính
ngẫu hứng vô cùng tự do phóng khoáng.
Múa hạc vùng Dongnae, được biểu diễn thành nhóm từ ba đến mười
hai người, là điệu múa tượng trưng cho tinh thần và tư tưởng thanh
cao của Nho sĩ thông qua việc mô phỏng các động tác của hạc.
Vũ công Lee Seong-hun
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Lee Seong-hun tin rằng sự thu hút của múa hạc
Dongnae chính là các vũ điệu ngẫu hứng giữa
vũ điệu tập thể. © Korea Cultural Heritage Foundation
“Vũ công Lee Seonghun tuy không phải là
người cao lớn nhưng
ông có thể mang tất cả
các điệu múa lên sân
khấu. Cứ như hạc nhập
vào thân xác ông vậy.
Ông đã đạt đến đỉnh
cao của múa rồi.”
Điệu múa bộc lộ tinh thần của Nho sĩ
Bất kể nguồn gốc và hình thức ban đầu
như thế nào, múa hạc hiện nay có hình thức của điệu múa deokbaegi vùng
Yeongnam được thêm vào các động tác di chuyển của hạc. Mặc dù vũ công
mặc trang phục Nho sĩ và múa các động tác pha lẫn giữa Nho sĩ và hạc
nhưng vũ công thực sự của múa hạc không phải là Nho sĩ.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Lee Seong-hun, giữa, dẫn đầu
đoàn biểu diễn múa hạc Dongnae
tại Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật
Osan vào ngày 6 tháng 9 năm 2019,
trong sự kiện mang tên “Chúng ta
cùng Pungnyu nhé?” (Pungnyu nghĩa
là “thưởng thức nghệ thuật thuần
khiết”.) © Korea Cultural Heritage Foundation
Hòa điệu với khẩu âm
Múa hạc Dongnae thường được diễn trên
nền nhạc của bốn loại nhạc cụ là kkwengkwari (chiêng nhỏ), jing (cồng),
janggu (trống đồng hồ cát), buk (trống cái hai mặt). Khác với các hình
thức múa dân gian khác, phần nhạc nền của múa hạc Dongnae đặc biệt hơn ở
chỗ có thêm khẩu âm, tức là âm thanh ngân nga từ miệng (gu-eum). Vũ
công Lee Seong-hun cho biết khẩu âm là âm thanh tổng hợp từ âm thanh bắt
chước tiếng các loại nhạc cụ như đàn gayageum (mười hai dây), đàn
ajaeng (bảy dây) hay haegeum (hai dây), âm thanh của tự nhiên mà người
hát tạo ra bằng miệng, và âm thanh đặc trưng vốn có của riêng người hát.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Điệu múa và âm thanh xoa dịu nỗi lòng
Hai người luôn chia sẻ cảm xúc dạt dào
trên sân khấu của những điệu múa và âm thanh lại tiếp tục khen ngợi
nhau.
“Vũ công Lee Seong-hun tuy không phải là người cao lớn nhưng ông có thể
mang tất cả các điệu múa lên sân khấu. Cứ như hạc nhập vào thân xác ông
vậy. Ông đã đạt đến đỉnh cao của múa rồi.”
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*