Tìm kiếm
E-mail
Mật khẩu
Câu hỏi khảo sát
Bạn có thích tiếng Hàn Quốc không
Rất thích
Không thích
Bình thường

Nghiên cứu > Văn hóa Hàn Quốc
Chân dung thường nhật Thuyết minh lịch sử và văn hóa Hàn Quốc tại các cố cung
15/04/2020 GMT+7

Chân dung thường nhật :

Thuyết minh lịch sử và văn hóa Hàn Quốc tại các cố cung


Khi chỉ đường cho người khách nước ngoài nào đó tình cờ gặp trên đường, bạn có lẽ cảm thấy vui vui. Giống như vậy, có những người cảm thấy niềm vui đầy ý nghĩa mỗi ngày. Một trong số đó chính là Chang Su-young, thuyết minh viên giới thiệu lịch sử và văn hóa Hàn Quốc cho du khách nước ngoài tại cố cung Deoksugung – cung điện thời Joseon.

Chang Su-young đứng bên ngoài Junghwajeon (Trung Hòa điện , di sản cấp quốc gia số 819), đại điện của Deoksugung (Đức Thọ cung). Mặc dù mới làm thuyết minh viên cung điện được hai năm, chị nói rằng mình cảm thấy có trách nhiệm hơn với mỗi ngày trôi qua.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Đi làm ở cung điện
Deoksugung, nơi Chang Su-young làm việc, là một trong năm đại cung điện thời Joseon và hiện có tám thuyết minh viên chính thức. Các thuyết minh viên về cơ bản thuyết minh bằng tiếng Hàn, bên cạnh đó mỗi người có thể thuyết minh bằng tiếng nước ngoài, trong đó có bốn thuyết minh viên tiếng Anh, hai tiếng Nhật và hai tiếng Trung. Thông thường, mỗi ngày có hai ba lần thuyết minh, mỗi lần khoảng 50 phút. Du khách đến cung điện Deoksugung có thể nghe thuyết minh miễn phí, nhưng nếu bạn muốn nghe thuyết minh với một nhóm gồm 10 người trở lên, bạn phải đăng ký và đặt chỗ trước. Tuy nhiên, không có thuyết minh trong giờ mở cửa ban đêm.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

“Gần đây, trong số các du khách ngoại quốc đến thăm cung điện Deoksugung, không ít người am hiểu hay có mối quan tâm sâu sắc về Deoksugung hoặc lịch sử và văn hóa Hàn Quốc. Có những vị khách đặt câu hỏi rằng “vua” và “hoàng đế” đều là người quyền lực tối cao nhưng sao Gojong cương quyết tự gọi mình là hoàng đế. Khi ấy, tôi giải thích rằng Gojong thay đổi quốc hiệu và lấy tước hiệu hoàng đế nhằm tuyên bố Joseon là quốc gia độc lập tự chủ, hướng đến bảo vệ chủ quyền đất nước khỏi các cường quốc mà trước hết là Nhật Bản.” Trong khoảng thời gian gần hai năm qua, chị đã gặp nhiều người nước ngoài đến từ hàng chục quốc gia. Qua đó, chị nhận thấy có sự khác biệt trong cách nghe thuyết minh của du khách, tùy theo quốc tịch của họ.

“Thái độ của người Đức đặc biệt đáng nhớ. Họ nghe thuyết minh với tâm thế một nhà nghiên cứu, không nghe sót dù chỉ một từ. Họ cũng đưa ra nhiều câu hỏi nhất. Một số người đã rơi nước mắt khi nghe câu chuyện đầy sóng gió của Deoksugung.”

“Gần đây, trong số các du khách ngoại
quốc đến thăm cung điện Deoksugung,
không ít người am hiểu hay có mối quan tâm sâu sắc về Deoksugung
hoặc lịch sử và văn hóa Hàn Quốc.”

Khoác chiếc áo choàng durumagi truyền thống màu xanh navy bên ngoài áo sơ mi kiểu đi cùng với chân váy xanh navy, Chang Su-young giải thích về lịch sử và kiến trúc của cung điện cho một nhóm du lịch. Trừ những ngày nóng nhất mùa hè, người thuyết minh viên cung điện sẽ mặc hanbok quanh năm.

Học tập không ngừng
“Có nhiều câu chuyện liên quan Nhật Bản, bởi thế một số người nước ngoài hỏi: “Vậy thì mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay như thế nào?”. Tôi bảo rằng tuy quan hệ chính thức giữa hai chính phủ có căng thẳng nhưng phía người dân vẫn diễn ra giao lưu thường xuyên. Các thuyết minh viên tiếng Nhật sẽ nhận nhiều câu hỏi nhạy cảm hơn về quan hệ Hàn–Nhật.”

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Thể lực cũng quan trọng như kiến thức
Mỗi ngày làm việc của Chang tại cung điện Deoksugung, một địa điểm có vô số vết sẹo lịch sử và là di sản văn hóa quý giá, thật thú vị. Chị kỳ vọng qua lời thuyết minh của chị, những người nước ngoài viếng thăm Hàn Quốc có thể hiểu rõ hơn về di sản Deoksugung của Hàn Quốc. Đều đặn mỗi ngày, chị rời nhà lúc 7 giờ 50 phút sáng đến Deoksugung trên tuyến tàu điện ngầm số 2. Tuy giờ làm việc bắt đầu từ 9 giờ nhưng người phụ nữ ấy luôn đến trước bất kỳ ai khác để chuẩn bị cho công việc cả ngày.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Kim Heung-sook Nhà thơ
Heo Dong-wuk Ảnh

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*


Nguồn: Tạp chí Koreana - Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa Đông 2019 (vol 33, no.4) phiên bản tiếng Việt (xem bản đầy đủ tại đây)

*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn văn bài viết.

Khoa Hàn Quốc học - Faculty of Korean Studies - 한국학부
In bài này
Gửi thư hỏi đáp
Trở về 
*Ý kiến bạn đọc:
Các tin mới
Các tin khác
Nghiên cứu