TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG Mọi tên gọi của quê hương đều là Miryang
14/05/2020 GMT+7
TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG
Mọi tên gọi của quê hương đều là Miryang
Miryang là một thành phố nhỏ với dân số
khoảng 108 nghìn người nhưng là vùng giao thông trọng điểm có bề dày
lịch sử lâu đời của Hàn Quốc. Miryang cách thành phố Busan khoảng 47 km
về phía bắc và cách Seoul chừng hơn bốn tiếng di chuyển bằng ôtô. Hơi
thở lịch sử lâu đời từ nơi cư trú thời Đá cũ đến di tích thời Đồ sắt, cơ
sở của phái Nho lâm hậu kỳ Joseon bao trùm xung quanh con sông chảy
xuyên suốt thành phố, không ngừng thu hút lượng khách đến tham quan.
Hồ Wiyang nằm ở phía tây bắc
Miryang, là một hồ chứa rộng 63.000m² có từ thời Silla, cung cấp
nước cho nông dân trong vùng. Tuy nhiên khi hồ chứa nước Gasan được xây
dựng gần đó vào
những năm 1940 làm nhiệm vụ thay thế thì Wiyang trở thành một điểm du
lịch nổi tiếng, nhờ vào
khung cảnh đáng yêu của nó xung quanh đình Wanjae được xây dựng vào năm
1900
Có những thành phố được ghi nhớ qua phim
ảnh. Trong đó, hy vọng mọi người vẫn nhớ đến bộ phim “Miryang” (Secret
Shunshine, Bí mật Ánh dương) công chiếu năm 2007 của đạo diễn Lee
Chang-dong. Trên một bài báo mạng giới thiệu về bộ phim này vẫn gắn dòng
chữ “sởn gai ốc” nhận xét cho phần diễn xuất của diễn viên chính Jeon
Do-yeon. Vai diễn này đã mang lại cho cô giải thưởng Nữ diễn viên chính
xuất sắc nhất tại Liên hoa phim Quốc tế Cannes lần thứ 60. Đầu phim có
đoạn thoại:
“Chú, Miryang là nơi thế nào ạ?”
“Miryang là nơi thế nào hả? Nói thế nào nhỉ… Kinh tế tồi tàn, tiếp theo
là… thành phố của đảng Hannara (một chính đảng của Hàn Quốc), thêm nữa…
lại gần Busan, nên dùng theo phương ngữ của Busan, tốc độ nói hơi nhanh.
Dân số ngày trước khoảng 150 nghìn dân nhưng nay chỉ còn khoảng 100
nghìn…”
“Chú, vậy Miryang nghĩa là gì?”
“Nghĩa hả? Ở đây bọn tôi không quan trọng việc đó. Chỉ cần sống thế thôi.”
“Suy theo tiếng Hán thì “Mil” nằm trong chữ “bi-mil”nghĩa là “bí mật”,
“yang” nghĩa là “ánh sáng”. Ánh sáng bí ẩn, hiểu vậy được không chú?”
Nhân vật chính trong phim có chồng qua đời vì tai nạn giao thông, cô
đang cùng con trai nhỏ trở về quê chồng là Miryang, vừa rẽ vào con đường
dẫn vào thành phố thì xe của hai mẹ con bị hỏng nên được kéo về ga-ra
sửa chữa.
“Hình như cô đi du lịch?”
“Không ạ. Chúng tôi chuyển về Miryang sống.”
Tại nơi cô chuyển về để sống đó, đứa con trai nhỏ của cô bị bắt cóc và
giết hại. Nơi mà mọi người tập trung xây dựng làng xã để sinh sống, nơi
có nhiều yếu tố xung quanh cuộc sống không ngừng chi phối hạnh phúc và
vận mệnh của mỗi cá nhân bình dị, nơi mang hy vọng cho người này nhưng
lại mang đến bất hạnh cho người khác, khiến họ muốn nhanh chóng được
giải thoát; và là nơi mà hầu hết mọi người chỉ sống tạm bợ, làm thế này
cũng không được làm thế kia cũng không xong… Vậy nên, mọi tên gọi của
thành phố đều là Miryang.
Thành phố của sông
Thành phố Miryang bao quanh một con
sông. Yếu tố bất biến này hình thành nên Miryang của ngày xưa và hiện
tại. Con sông xoắn nhiều vòng ở hướng đông và chảy về hướng nam trước
khi nhập vào dòng Nakdong rồi đổ ra biển Namhae. Đó là sông Miryang. Thị
trấn Miryang nằm ở phía bắc con sông này. Chữ “yang” (dương) sử dụng
trong tên địa danh “Miryang” (Mật Dương) cũng mang nghĩa là “ánh nắng”,
nhưng khi được gắn vào tên con sông nó lại có nghĩa là “phía bắc của
sông”. Phía bắc có núi, phía nam có sông, thế nên vùng đất này này sẽ
ngập tràn ánh nắng mặt trời.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Đứng bên cạnh Yeongnamnu là Chimnyugak, ngày xưa từng là một
phần của nhà khách được đặt tại đây, được gắn kết với Yeongnamnu
bởi một hành lang đi bộ
Thành phố của nền văn minh Đồ sắt
Căn cứ vào kết cấu của một chiếc thuyền
bị đắm khai quật từ đáy sông, có thể hình dung hình ảnh con người ngày
xưa di chuyển, đánh bắt cá trên sông. Với họ, tàu thuyền có tính khoa
học vì sử dụng sức gió và là nền văn minh kỹ thuật hiện đại được chế tạo
bằng cách sử dụng tất cả các công cụ. Đôi lúc họ cũng chèo thuyền đến
sông Nakdong. Với tính mạo hiểm và tính cầu tiến, họ liên kết với nước
Garak, một thế lực người di cư mới từ phương Bắc tới xây dựng và sinh
sống ở khu vực Gimhae, hạ lưu sông Nakdong, dẫn dắt nền văn minh Đồ sắt
của bán đảo Hàn dựa vào khối liên minh thống nhất Gaya trong suốt 500
năm.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Thành phố của Phật giáo
Giống như những vùng khác ở bán đảo Hàn,
trên những ngọn núi xinh đẹp ở Miryang cũng có không ít các ngôi chùa.
Trong đó Bueun và Maneo là hai ngôi chùa nhận được nhiều tình cảm của
người dân địa phương. Cảnh quan hai ngôi chùa này rất đặc biệt. Từ chùa
Bueun, quan khách có thể nhìn được toàn bộ dòng sông Miryang lúc mặt
trời lặn, còn tại chùa Maneo, quan khách có thể ngắm nhìn vùng đá đen
Amgoeryu trải dài theo thung lũng phía trước. Người dân Miryang xem hai
ngôi chùa này là thánh địa của Phật giáo Gaya.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Giống như những vùng khác ở bán đảo Hàn,
trên những ngọn núi xinh đẹp ở Miryang cũng
có không ít các ngôi chùa.
Trong đó Bueun và Maneo là hai ngôi chùa nhận
được nhiều tình cảm của người dân địa phương.
Chùa Maneo, người dân Mirang coi đây là địa điểm linh thiêng của
Phật giáo, do vua Suro xây dựng. Bên trong khuôn viên là một ngôi
chùa đá ba tầng, có lẽ được xây dựng vào thế kỷ thứ 12.
Các con dốc gần chùa Maneo đầy ắp những tảng đá được gọi là
maneoseok, nghĩa đen là 10 vạn đá cá. Theo truyền thuyết, những đàn
cá theo sau con trai của Vua rồng đã bị biến thành đá. Khu vực này đã
được chỉ định là Khu tưởng niệm tự nhiên số 528 để ghi nhận các giá
trị học thuật và danh lam thắng cảnh.
Thành phố của Đại lộ Yeongnam
Đại lộ Yeongnam là con đường bộ tiêu
biểu nhất ở thời kỳ Joseon, là con đường nối liền từ kinh đô Hanyang
(Seoul ngày nay) đến Dongnae ở tận cùng phía đông nam của bán đảo Hàn.
Việc Miryang trở thành trạm trung chuyển, thay thế cho tuyến đường thủy
trên biển vốn được sử dụng từ hơn nghìn năm trước nói lên nhiều khía
cạnh. Đầu tiên, thể chế quốc gia thống nhất được hình thành ở bán đảo
Hàn, không chỉ nối liền quận huyện mà cả các tuyến đường đi đến Trung
Quốc một cách an toàn, nhanh chóng cũng được xây dựng. Về mặt quốc tế,
sức mạnh của Nhật Bản tăng lên đáng kể sau khi nhà Nguyên sụp đổ. Điều
này dẫn tới vận tải đường thủy vốn nhộn nhịp của bán đảo Hàn bị tê liệt
do sự lộng hành của cướp biển Nhật Bản.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Thành phố của bến tàu và ga xe lửa
Vào giữa thế kỷ 18, chế độ vận tải được
khôi phục, nhà chứa ngũ cốc được xây dựng tại bến cảng Samnang-ri và tàu
chuyên chở ngũ cốc cống nạp cho triều đình tái xuất hiện. Tình hình
quốc tế được ổn định, sưu thuế hiện vật được thay thế bằng lương thực
nên chế độ trưng thu thuế phần nào được người dân ủng hộ. Hệ thống giao
thông đường thủy kết hợp với Đại lộ Yeongnam đã hình thành nên một khu
phố đông đúc ở Samnang-ri, với văn phòng làm việc của quan viên và kho
hàng của các chủ thuyền, quán rượu, cửa hàng,… Thế nhưng sự thịnh vượng
này kết thúc vào năm 1905, khi tuyến đường sắt Gyeongbu được khai thông
với một nhà ga đặt tại Samnangjin. Đường sắt đã thay thế cho Đại lộ
Yeongnam. Do đó, Samnangjin lại trở thành một bến tàu bình thường, còn
ga Samnangjin thì nổi lên thành trung tâm mới của thị trấn.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Lee Chang-guy
Nhà thơ, Nhà phê bình Văn học
Ahn Hong-beom
Ảnh
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Nguồn: Tạp chí Koreana - Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa Đông 2019 (vol 33, no.4) phiên bản tiếng Việt (xem bản đầy đủ tại đây)
*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ
trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn
văn bài viết.
Khoa Hàn Quốc học - Faculty of Korean Studies - 한국학부