Tấm hình chụp bữa
tiệc thôi nôi của cô cháu gái được gửi đến điện thoại. Năm ngoái, vào
một ngày đầu hè tháng Sáu mát rượi, tại một phòng tiệc đặc biệt trong
khách sạn. Bức hình tràn đầy hạnh phúc. Chiếc nón truyền thống jobawi
nhỏ xinh được dỗ dành đội lên đầu nhưng đứa bé khó chịu muốn cởi phăng
đi. Hai cái bàn nhỏ được xếp đầy trên đó là bánh gạo, trái cây và những
đồ vật đầy màu sắc. Và trên những sợi chỉ nhiều màu là một chiếc túi
thêu hoa mẫu đơn và một dây băng đỏ.
Khi đứa bé chạm vào quả bóng golf, người
mẹ lẩm bẩm, "Gì đây chứ?”, và đem cất nó đi. Người mẹ đưa lại chiếc
khay, đứa bé cười rạng rỡ và chụp lấy cái micro lớn. Cả nhà quây xung
quanh đứa bé, cười nói và chúc mừng, “Ca hát chắc cuộc đời sẽ vui vẻ lắm
đây”.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Trong bữa tiệc thôi nôi, doljapi là đỉnh điểm của buổi lễ. Trò chơi này
có ý niệm cầu mong hạnh phúc và dự đoán tương lai của bé bằng cách xem
đứa bé nhặt vật nào trong số những vật phẩm được bày sẵn trên bàn. Trên
bàn của lễ doljapi, vật tượng trưng cho khỏe mạnh sống lâu là bó chỉ,
sợi mì, bánh bột gạo màu trắng, bánh cao lương đỗ đỏ và tiền để mong
giàu có. Trước mặt bé trai sẽ là giấy và bút lông, sách và mực, cung
tên, ngựa và các vật phẩm khác liên quan đến học tập, võ thuật và công
danh được chuẩn bị sẵn. Trước mặt bé gái sẽ là các vật dụng liên quan
đến chăm sóc gia đình như kim đan, cây kéo, bàn ủi cùng với cuộn chỉ và
tấm vải.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Kim Hwa-young
Nhà phê bình văn học, Hội viên Viện Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Nguồn: Tạp chí Koreana - Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa Xuân 2020 (vol 7, no.1) phiên bản tiếng Việt (xem bản đầy đủ tại đây)
*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ
trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn
văn bài viết.