Giải trí Vượt qua sự khác biệt giới tính
05/07/2020 GMT+7
Giải trí
Vượt qua sự khác biệt giới tính
Trước sự bùng nổ của phong trào #MeToo trong xã hội Hàn Quốc, không ngạc
nhiên khi cuốn tiểu thuyết “Kim Ji-young sinh năm 1982” và bộ phim
chuyển thể cùng tên được một lượng khán giả nhất định đón nhận. Tuy
nhiên, cuốn tiểu thuyết và bộ phim cũng tạo ra một làn sóng phản đối
trong xã hội Hàn Quốc.
Mùa thu năm 2016, cuốn tiểu thuyết “Kim
Ji-young sinh năm 1982” đã góp phần tạo nên tiếng nói cho phong trào
#MeToo của Hàn Quốc. Cuốn tiểu thuyết thể hiện những đau khổ người phụ
nữ phải chịu đựng do sự phân biệt giới tính, từ khi sinh ra tới khi trở
thành người mẹ. Điều này đã nhận được sự đồng cảm của độc giả ở mọi lứa
tuổi. Tuy nhiên, nó cũng làm dấy lên sự căm ghét và chỉ trích trong xã
hội. Ba năm sau khi xuất bản, cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim,
nhưng những phản ứng trái chiều vẫn tiếp tục.
Bìa
cuốn tiểu thuyết “Kim Ji-young, sinh năm 1982” của tác giả Cho Nam-joo,
xuất bản năm 2016 bởi nhà xuất bản Mineumsa. Là một trong những tác
phẩm xuất sắc của nhà văn trẻ Cho Nam-joo, cuốn tiểu thuyết trở thành
tác phẩm bán chạy nhất, làm dấy lên những cuộc đấu tranh quyết liệt về
nữ quyền. Cuốn tiểu thuyết được dịch ra nhiều thứ tiếng và thu hút sự
quan tâm của độc giả quốc tế. © Mineumsa
Bộ phim chuyển thể bán chạy nhất
Bất chấp những làn sóng chống nữ
quyền, bộ phim từ khi công chiếu vào tháng 10 năm 2019 đã đứng vị trí số
một về doanh thu phòng vé. Không hề ngạc nhiên khi tiểu thuyết đã bán
được một triệu bản cho tới cuối năm 2018. Tại Hàn Quốc, việc xuất bản
một số lượng lớn như vậy đã là một việc hiếm có. Vì người Hàn vốn không
phải là những độc giả cuồng nhiệt. Với những trường hợp không mua trực
tiếp, họ có thể mượn đọc. Theo thư viện Trung ương Quốc gia, năm 2018 và
2019, tiểu thuyết “Kim Ji-young sinh năm 1982” đã chiếm vị trí số 1
trong số những cuốn sách được yêu thích nhất.
Tác giả Cho Nam-joo, một biên tập viên có kinh nghiệm chỉ mất đúng hai
tháng để viết cuốn tiểu thuyết này. Về cốt truyện, qua những ghi chép
của nhân vật chính, tác phẩm đã phản ánh tình trạng phân biệt giới tính
nặng nề, gợi lên những vấn đề bất bình đẳng giới trong cuộc sống hàng
tại gia đình, trường học, công sở và những nơi công cộng. Cuốn tiểu
thuyết đã trở thành tác phẩm bán chạy nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và
Đài Loan. Ngoài ra, còn được bán bản quyền tại nhiều nước châu Âu và Mỹ.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Sự thất vọng chung
Trong bộ phim được chuyển thể, người chồng giàu tình cảm của Ji-young
(cũng là nam diễn viên thủ vai người cha chăm sóc đứa con của mình trong
bộ phim kinh dị “Chuyến tàu tới Busan”) nhận ra người vợ của mình càng
ngày càng trở nên u uất và dễ dàng nổi giận. Ngay khi phát hiện ra người
vợ có những trạng thái bất ổn về tâm lý, anh đã tìm mọi cách cố gắng
giúp đỡ vợ mình.
Nhìn rộng ra một chút, xã hội Hàn Quốc vẫn là xã hội bị chi phối bởi
những quy tắc gia trưởng từ xưa tới nay. Trong bảng xếp hạng chỉ số
chênh lệch giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2020, Hàn Quốc được
đánh giá xếp thứ 108 trên 153 quốc gia tham gia (nước có sự đảm bảo cho
bình đẳng giới nhất sẽ xếp hạng 1). Theo báo cáo về tội phạm ma tuý của
Liên hợp quốc năm 2013, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có mức
trung bình cao so với toàn cầu, với 52,5% tổng số vụ giết người có nạn
nhân là phụ nữ.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Cảnh
trong bộ phim cùng tên, ra mắt vào tháng 10 năm 2019, là bộ phim đầu
tiên của nữ đạo diễn Kim Do-young. Sự chuyển thể điện ảnh này đã mang
đến những cuộc thảo luận sôi nổi về vấn đề giới tính. © Lotte
Entertainment
Sự hé lộ muộn màng
Lẽ ra những bộ phim nói về vấn đề
giới tính phải được sản xuất sớm hơn trong nền điện ảnh Hàn Quốc. Tuy
nhiên lý do chưa làm được điều này là vì những nhà sản xuất phim lo sợ
những tác động tiêu cực trong xã hội. Thực tế nỗi lo này hoàn toàn không
sai. Đã có rất nhiều nhận xét ác ý trên những trang mạng xã hội về diễn
viên Jung Yu-mi, người thủ vai Ji-young của bộ phim. Thậm chí còn nhiều
lời kêu gọi cấm trình chiếu bộ phim và trước khi bộ phim được công
chiếu, những lời đánh giá ác ý đã tràn lan trên các trang mạng xã hội.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Lee Hyo-won
Nhà văn tự do
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Nguồn: Tạp chí Koreana - Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa Xuân 2020 (vol 7, no.1) phiên bản tiếng Việt (xem bản đầy đủ tại đây)
*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ
trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn
văn bài viết.
Khoa Hàn Quốc học - Faculty of Korean Studies - 한국학부