Tìm kiếm
E-mail
Mật khẩu
Câu hỏi khảo sát
Bạn có thích tiếng Hàn Quốc không
Rất thích
Không thích
Bình thường

Nghiên cứu > Văn hóa Hàn Quốc
Dịch vụ giao hàng: Ngành công nghiệp đang bùng nổ CHUYÊN ĐỀ 1 Giữa thực dụng và xa xỉ
25/02/2021 GMT+7

Dịch vụ giao hàng: Ngành công nghiệp đang bùng nổ
CHUYÊN ĐỀ 1
: Giữa thực dụng và xa xỉ


Trong một thế giới mà chuyển phát tận nhà có thể giải quyết mọi nhu cầu của cuộc sống, từ đồ ăn cho đến đồ giặt, thật khó phủ nhận tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên trong thực tế, quan niệm về vấn đề này giữa thế hệ trước và thế hệ trẻ ngày nay có nhiều khác biệt. Trong khi người lớn coi việc giao hàng là điều xa xỉ, giới trẻ lại chấp nhận nó như một phần tự nhiên của lối sống mới.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Một người lái xe giao hàng chạy qua con phố của Seoul. Đối với tất cả các tài xế, mong muốn hàng ngày là không tắc đườngg, điều gây trở ngại cuốc xe nhanh chóng và an toàn. © gettyimages

Bất mãn và bất đồng
Khi ở độ tuổi đôi ba mươi, tôi thậm chí chưa từng tưởng tượng rằng mình sẽ ở nhà gọi đồ về ăn, trừ một lần gọi mì tương đen hay món gà. Bởi tôi nghĩ, việc nấu nướng đương nhiên là vai trò của người nội trợ. Sau khi kết hôn, giai đoạn sinh và nuôi hai đứa con, thời mà internet hay ngành nghề giao hàng còn chưa phát triển, mỗi tuần tôi phải ra siêu thị mua các sản phẩm cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày như sữa bột và tã cho con. Đặt hai con của mình ở băng ghế sau xe, đến siêu thị, tôi mua sắm trong khi các con ngồi trên xe đẩy hàng. Thật sự vật vã để chuyển cả núi hàng nhu yếu phẩm từ xe đẩy vào cốp xe.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, để hạn chế việc tiếp xúc, dịch vụ giao hàng đã tăng vọt - và vẫn duy trì ở mức cao - khi người mua đặt hàng trực tuyến và sắp xếp để hàng hóa giao đến được đặt ngoài cửa.

Bữa sáng ăn liền
Nhìn số thực phẩm tươi được giao đến, tôi đang miên man với suy nghĩ này ý nghĩ nọ thì con gái mở cửa bước ra.

“Ồ! Hàng đến nhanh vậy sao? Mẹ! Con định làm bữa sáng cho mẹ nên đã đặt món tôm nước tương mà mẹ thích.”

Con gái với bộ dạng lúng ta lúng túng. Sau đó, nó rửa sạch rau đã được nhặt sẵn, để lên khay, cho thịt bò bít tết vào nồi chiên không dầu, còn tôm nước tương thì xếp vào đĩa.

“Mẹ! Mặc dù không thể làm được thường xuyên, nhưng thỉnh thoảng con sẽ chuẩn bị bữa sáng cho mẹ thế này. Con còn cài báo thức đồng hồ để dậy làm đó. À mẹ này, trang web này thực sự quá tốt đúng không? Con nghe nói đồ ở đây thật sự rất tươi, mặc dù giá có đắt hơn so với những nơi khác một chút. Vì đồ mua cho mẹ dùng nên dù giá cao một chút con vẫn đặt. Thế nào mẹ? Có con gái tốt hơn con trai nhiều đúng không?”

Con gái cảm thấy rất hồ hởi vì có thể làm bữa sáng cho mẹ nó. Đối diện với khuôn mặt đang tươi cười đó, tôi không thể buông lời cằn nhằn “Này! Ngay cả đồ ăn sáng mà cũng gọi giao hàng à!” Giãn vẻ mặt cau có, tôi gượng mỉm cười rồi ngồi vào bàn.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*

Giới trẻ Hàn Quốc đang ngày càng coi việc gọi đồ ăn cho bữa tối gia đình hoặc bữa tiệc đãi khách là một lựa chọn thiết thực để tiết kiệm thời gian đi chợ, chuẩn bị và nấu nướng. © Shutterstock

Người mẹ kỳ quặc
Cũng đúng, đây không phải tiêu xài lãng phí, mà là đồ ăn con gái bớt tiền tiêu vặt để làm bữa sáng cho mẹ, nếu từ chối, tôi quả là người mẹ kỳ quặc. Những lúc thế này phải ăn thật ngon một cách vô điều kiện. Khi tôi đang nếm thử hết món này đến món kia thì điện thoại reo.

“Này! Myoung-lang! Cháu gửi rau cuộn hả? Sao lại gửi mấy thứ này? Rau dạo này rẻ nên cần thì ra chợ mua là được rồi, đâu phải gửi cả những thứ thế này?”

Là điện thoại từ một người bác của tôi đang sống ở Incheon.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*



Bộc bạch
Thành thật mà nói, tôi vẫn không có tư tưởng ngay đến đồ ăn mà cũng gọi đặt hàng. Tuy nhiên, đối với những người sống một mình hoặc không thạo việc nấu nướng, giao hàng có lẽ là sự lựa chọn hợp lý. Vì chúng ta có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị vật liệu, chế biến và dọn dẹp để làm việc khác. Ngoài ra, có quan điểm cho rằng chuẩn bị bữa ăn là việc nhà, và chủ yếu là nhiệm vụ của các bà nội trợ, thì dịch vụ giao đồ ăn có thể giữ vai trò chất xúc tác làm giảm bớt gánh nặng cho người phụ nữ, đồng thời đem đến sự dân chủ hóa trong gia đình. Các ông chồng muốn ăn gì có thể gọi giao hàng, thay vì phải nhờ tay vợ.

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*


Lee Myoung-lang Nhà văn
Dịch. Mai Kim Chi

*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*


Nguồn: Tạp chí Koreana - Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa Thu 2020 (vol 7, no.3) phiên bản tiếng Việt (xem
bản đầy đủ tại đây)

*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn văn bài viết.



Khoa Hàn Quốc học - Faculty of Korean Studies - 한국학부
In bài này
Gửi thư hỏi đáp
Trở về 
*Ý kiến bạn đọc:
Các tin mới
Các tin khác
Nghiên cứu