Các món hàng đặt trên internet qua bàn tay rất nhiều
người trước khi đến với người đặt hàng. Công việc dỡ hàng từ những
chuyến xe chở đầy hàng giao nhận cũng nằm trong quá trình đó. Bản thân
người viết đã từng có sáu năm gắn bó với công việc này, và dựa trên
những trải nghiệm thực tế, một năm trước đã cho ra mắt bạn đọc bộ bộ
truyện tranh “Kkadaegi”.
Sau khi tốt nghiệp một trường đại học mỹ thuật địa
phương, bằng mọi giá tôi lên Seoul để thực hiện giấc mơ thời thơ ấu –
giấc mơ trở thành họa sĩ truyện tranh. Thời gian đầu, cha mẹ viện trợ
sinh hoạt phí cho tôi nhưng số tiền đó quả không thấm vào đâu so với
cuộc sống ở Seoul. Tôi cần một công việc bán thời gian để giải quyết vấn
đề sinh nhai trước khi khởi nghiệp họa sĩ truyện tranh. Tôi nghĩ mình
sẽ làm 5-6 tiếng một ngày, thời gian còn lại sẽ luyện tập sáng tác. Một
quảng cáo tìm người đập vào mắt tôi khi tôi đang tìm kiếm một công việc
như thế. Đó là việc làm bán thời gian vào các buổi sáng, chuyên dỡ hàng
từ các chuyến xe chở hàng giao nhận. Sợ vất vả, tôi lưỡng lự. Nhưng vì
chỗ làm gần nơi tôi ở và bị hấp dẫn bởi số tiền được nhận sẽ nhiều hơn
mức lương tối thiểu hai đến ba ngàn won (tương đương khoảng 40.000 đến
60.000VND), tôi quyết định gọi điện thoại. Người phụ trách hỏi tôi liệu
có thể bắt đầu ngay ngày mai. Tôi trả lời có thể và “cuộc đời làm bán
thời gian ở dịch vụ giao nhận” của tôi đã bắt đầu như thế.
Họa sĩ truyện tranh Lee Jong-chul lột tả những trải
nghiệm của bản thân khi còn làm công việc bán thời gian dỡ hàng cho một
công ty giao nhận trong bộ truyện “Kkadaegi” (Bori Publishing, 2019).
Tính độc đáo trong đề tài và cốt truyện của tác phẩm, phác họa những
khía cạnh vốn không được xem trọng trong xã hội Hàn đã khiến tác phẩm
nhận được nhiều chú ý trong Hội trợ sách Leipzig 2019 tại Đức.
Trải nghiệm đầu tiên
Thông thường những món hàng phải qua rất nhiều công đoạn
trước khi được chuyển đến người đặt hàng. Trước hết, sau khi đơn vị bán
hàng xác nhận đơn đặt hàng và đóng gói, nhân viên công ty ký hợp đồng
giao nhận với đơn vị bán hàng sẽ nhận hàng để chuyển đến điểm tập kết.
Từ đó, hàng được chất lên xe để đưa đến trung tâm phân phối tổng của
công ty giao nhận. Ở đây, suốt đêm, tất cả hàng hóa từ các điểm tập kết
sẽ được phân loại theo khu vực nhận hàng. Chờ khi các nhân viên bán thời
gian chất toàn bộ hàng lên xe, khoảng tờ mờ sáng, các chuyến xe bắt đầu
lăn bánh, hướng đến nhiều chi nhánh. Tại các chi nhánh lại có các nhân
viên bán thời gian dỡ hàng xuống để nhân viên giao hàng tiếp nhận và xử
lý.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều người: một vận động viên
từng giữ chân thủ môn ở giải bóng đá chuyên nghiệp K3 League; một sĩ tử
đang chuẩn bị cho kỳ thi công chức để trở thành cảnh sát; một người chủ
gia đình trẻ tuổi kết hôn sớm, làm việc ở nhà máy sản xuất chất bán dẫn
nhưng không đủ sống nên phải làm thêm theo giờ như tôi; một viên chức
nhà nước với 30 năm công tác sau khi nghỉ hưu tới chi nhánh công ty giao
nhận hàng này; một anh tổ trưởng tổ kkadaegi ngoài 40 đang nuôi mẹ bị
bệnh. Tất cả họ, mỗi người mỗi câu chuyện.
Trong chiếc “thùng" với đai bảo vệ thắt lưng
Công việc của chúng tôi là chuyển những thùng hàng lên
ray tự động khi xe chở hàng đến chi nhánh. Các nhân viên giao nhận đứng
một bên, chờ hàng xếp lên ray để lấy những món hàng thuộc khu vực họ phụ
trách. Càng gần Tết, lượng xe đổ về chi nhánh càng tăng. Một chiếc xe
tải 11 tấn trung bình chở từ 700 đến 800 món hàng, thậm chí có lúc hơn
1.000 món. Mỗi nhóm hai người, dỡ 4 đến 5 chuyến xe mỗi ngày. Một
chuyến, mất khoảng 40 đến 50 phút. Sau mỗi chuyến hàng, chân tôi run
lên. Bên trong xe tải được gọi là chiếc “thùng” không có gió, mũi, họng
tôi đặc vì bụi, mồ hôi đầm đìa mỗi khi bắt đầu chuyển hàng. Tôi hiểu tại
sao họ trả nhiều hơn mức lương tối thiểu hai đến ba nghìn won. Công
việc bắt đầu lúc 7 giờ sáng, kết thúc sau giờ nghỉ trưa. Thường đến lúc
này, các nhân viên giao nhận mới bắt đầu đi giao hàng.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Một chiếc xe tải 11 tấn trung bình chở từ 700 đến 800 món hàng, thậm chí có lúc hơn 1.000 món.
Mỗi nhóm hai người, dỡ 4 đến 5 chuyến xe mỗi ngày. Một chuyến, mất khoảng 40 đến 50 phút.
Mỗi người mỗi câu chuyện
Công việc vất vả hơn tôi nghĩ nhưng cũng có lợi với tôi.
Tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều người: một vận động viên từng giữ chân thủ
môn ở giải bóng đá chuyên nghiệp K3 League; một sĩ tử đang chuẩn bị cho
kỳ thi công chức để trở thành cảnh sát; một người chủ gia đình trẻ tuổi
kết hôn sớm, làm việc ở nhà máy sản xuất chất bán dẫn nhưng không đủ
sống nên phải làm thêm theo giờ như tôi; một viên chức nhà nước với 30
năm công tác sau khi nghỉ hưu tới chi nhánh công ty giao nhận hàng này;
một anh tổ trưởng tổ kkadaegi ngoài 40 đang nuôi mẹ bị bệnh. Tất cả họ,
mỗi người mỗi câu chuyện.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Lee Jong-chul
Họa sĩ truyện tranh
Dịch.
Phan Thị Hồng Hà
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Nguồn: Tạp chí Koreana - Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa Thu 2020 (vol 7, no.3) phiên bản tiếng Việt (xem bản đầy đủ tại đây)
*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ
trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn
văn bài viết.