Với tác động của COVID-19, các hình thức thanh toán
không tiếp xúc (contactless methods) đang ngày một thịnh hành trong cuộc
sống, và trong đó ngành công nghiệp giao hàng đang thu hút được sự chú
ý. Chúng ta có thể thấy các ứng dụng di động không còn là công cụ đơn
thuần để đặt đồ ăn mà đã mở rộng phạm vi dịch vụ tới nhiều loại mặt hàng
đa dạng trong cuộc sống và phát triển thành những nền tảng cung cấp
dịch vụ giao hàng. Trong khi các nền tảng này đang nhanh chóng mở rộng
thì bài toán về lao động và tình trạng độc quyền vẫn còn là một thách
thức.
Vào năm 2018, khối lượng giao dịch mua sắm trực tuyến của
Hàn Quốc lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ won, đạt mức 114 nghìn
tỷ won. Năm đó giao dịch giao hàng đồ ăn chỉ chiếm 4,6% tổng số. Tuy
nhiên, theo thống kê về xu hướng mua sắm gần đây thì trong nửa đầu năm
nay, các giao dịch cho thức ăn trực tuyến đã vượt quá một nghìn tỷ won
mỗi tháng. Có thể lấy ví dụ, riêng vào tháng tư, giao dịch đồ ăn đã tăng
83,7% so với cùng kì năm ngoái, chiếm thị phần thứ ba ở mức 10,5%, sau
hàng tạp hoá và đồ uống ở mức 12,7% và thiết bị gia dụng , điện tử viễn
thông ở mức 11,5%.
Tất nhiên, xu hướng tăng trưởng này chịu ảnh hưởng từ
dịch COVID-19 rất nhiều. Điều này là do giãn cách xã hội, trong khi việc
ăn ngoài giảm mạnh thì dịch vụ giao hàng tại nhà lại tăng cao. Theo
khảo sát do công ty nghiên cứu dữ liệu di động thực hiện, khoảng 70%
người tiêu dùng ở độ tuổi 40 tới 50 ngại ra ngoài do sự lây lan của
COVID-19 đã sử dụng dịch vụ giao đồ. Việc du nhập của tầng lớp tiêu dùng
vốn trước đây không hề ưa thích loại hình này là một sự thay đổi đáng
chú ý. Các số liệu trong ngành cho thấy rằng, khi được trải nghiệm sự
tiện lợi của các ứng dụng giao hàng trên thiết bị di động, người tiêu
dùng có thể sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến sau khi đại dịch kết thúc -
không chỉ đối với thực phẩm mà còn đối với các sản phẩm khác.
Khi nhu cầu đối với dịch vụ giao hàng không tiếp xúc
tăng đột biến trong bối cảnh bùng phát COVID-19, trung tâm phân phối của
một công ty chuyển phát ở Seoul luôn đông đúc với các bưu kiện và nhân
viên phân loại chúng theo điểm đến. Khối lượng công việc quá mức và điều
kiện lao động của những người trong ngành dịch vụ chuyển phát đã nổi
lên như một vấn đề xã hội mới. © Yonhap News Agency
Mở rộng sản phẩm dịch vụ
Các nền tảng phân phối dựa trên ứng dụng dành cho thiết
bị di động đã và đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường nội địa kể
từ trước cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay. Khi Apple giới thiệu iPhone
vào năm 2007, các nền tảng giao hàng đã tìm thấy cơ hội của họ trong
môi trường di động và bắt đầu phát triển nhanh chóng. Phương pháp đặt
hàng truyền thống là xem tờ rơi quảng cáo và đặt hàng qua điện thoại
nhanh chóng chuyển sang cấu trúc đặt hàng thông qua thiết bị di động.
Các nền tảng giao hàng đã tạo ra một mô hình lợi nhuận bằng cách bán
quảng cáo cho các chủ cửa hàng để giới thiệu nhà hàng, hoặc bằng cách
nhận phí môi giới cho mỗi đơn đặt hàng.
Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Thực
phẩm Hàn Quốc vào tháng 3 năm 2019 chỉ ra rằng 62,2% tổng số đơn đặt
hàng giao đồ ăn là qua ứng dụng và chỉ 37,5% đơn đặt hàng qua điện
thoại. Kết quả một cuộc khảo sát người tiêu dùng cũng cho thấy kết quả
tương tự. Theo kết quả do Open Survey thực hiện trên 1.500 nam giới và
phụ nữ từ 20 đến 59 tuổi trên toàn quốc trong nửa đầu năm nay, khoảng
60% sử dụng dịch vụ giao đồ ăn thông qua các trang web giao hàng chuyên
dụng và ứng dụng trên điện thoại thông minh.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Xe đạp giao hàng cho Vroong Friends đang ở chế độ
chờ gần ga tàu điện ngầm. Bất kì ai đăng kí làm tài xế bán thời gian
trên nền tảng đều có thể sử dụng xe đạp để giao hàng. Các nhà cung cấp
dịch vụ giao hàng gặp khó khăn trong việc giải quyết lượng đơn hàng với
đội ngũ nhân viên toàn thời gian đã bắt đầu tuyển dụng nhân viên bán
thời gian. © Um Ji-yong
Độc quyền và cạnh tranh
Trong suốt thời gian vừa qua, thị trường giao hàng Hàn
Quốc đang có cấu trúc độc quyền. Một bên là Woowa Brothers, công ty nội
địa ra mắt Baemin vào tháng 6 năm 2010, và một bên còn lại là Delivery
Hero Korea, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Đức khởi nghiệp với
Yogiyo rồi tới Baetaltong. Yogiyo bắt đầu hoạt động vào năm 2012, một
năm sau khi thành lập. Delivery Hero Korea tăng mạnh thị phần của mình
năm 2014 bằng cách mua lại Baetaltong, ứng dụng giao hàng ra mắt đầu
tiên tại Hàn Quốc vào tháng 4 năm 2010.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
1. Các ứng dụng giao đồ ăn phổ biến (từ trái qua):
Baedal Minjok, Yogiyo và Baedaltong. Số liệu từ nền tảng dữ liệu lớn di
động IGAWorks cho thấy số lượng người dùng hệ điều hành Android cao nhất
đối với Baedal Minchok (9.701.158), tiếp theo là Yogiyo (4.926.269),
Coupang Eats (391.244) và Baedaltong (272.139). Baedaltong đã liên tục
đứng thứ ba kể từ khi ra mắt vào năm 2020 nhưng đã bị Coupang Eats vượt
qua nửa đầu năm 2020.
Tuy nhiên cũng có nhiều lo
ngại về sự gia tăng của lao động qua trung gian nền tảng này vì nó tạo
ra một tầng lớp người lao động không được pháp luật bảo đảm quyền lợi.
Theo luật hiện hành của
Hàn Quốc, những người này thuộc loại “lao động trong loại hình công việc
đặc biệt”, hầu như không có biện pháp bảo vệ nào trong trường hợp tai
nạn hay xung đột liên quan tới công ty.
Nhà cung cấp dịch vụ giao hàng
Cùng với sự tăng trưởng ấn tượng của các nền tảng giao
hàng, một hiện tượng đáng chú ý khác trong ngành công nghiệp giao hàng
trong nước là sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng. Các
nền tảng giao hàng ở thế hệ đầu tiên chỉ đóng vai trò trung gian giữa
cửa hàng và người tiêu dùng chứ không trực tiếp vận hành mạng lưới phân
phối. Do đó trên thực tế việc vận chuyển là một vấn đề nan giải mà mỗi
cửa hàng phải giải quyết. Chủ cửa hàng có thể trực tiếp đi giao hoặc
thuê một nhân viên bán thời gian. Tuy nhiên vì các đơn đặt hàng chủ yếu
tập trung vào giờ ăn trưa, ăn tối hoặc đêm khuya nên các nhà hàng có
nhân viên giao hàng riêng phải tìm cách tận dụng tối đa những nhân viên
này trong thời gian rảnh rỗi, chẳng hạn như giao họ đi phát tờ rơi để
quảng cáo thêm cho cửa hàng.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Lao động qua nền tảng trung gian
Sự xuất hiện của các nền tảng phân phối thế hệ thứ hai
đã làm dấy lên những lo ngại của xã hội về “lao động qua trung gian nền
tảng”. Hệ thống này không chỉ thu hút sự tham gia của những tài xế
chuyên nghiệp toàn thời gian mà còn cả tài xế bán thời gian. Các dịch vụ
như Barogo Flex của Barogo, Vroong Friends của Mesh Korea, Baemin
Connect của Woowa Brothers là ví dụ điển hình. Ngay từ đầu, Coupang Eats
của Coupang đã đảm bảo nguồn nhân lực bằng cách hợp tác với cả những
tài xế bán thời gian vì nếu chỉ với những tài xế giao hàng đã đăng kí
với bên cung cấp dịch vụ giao hàng thì không thể xử lý nhiều đơn đặt
hàng dồn dập, dẫn tới việc bị khách phàn nàn vì chậm trễ.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Um Ji-yong
Phóng viên Byline Network
Dịch.
Trần Huyền Trang
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Nguồn: Tạp chí Koreana - Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa Thu 2020 (vol 7, no.3) phiên bản tiếng Việt (xem bản đầy đủ tại đây)
*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ
trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn
văn bài viết.